Theo Đông Y, lá Quất hồng bì có vị cay, đắng, tính bình, có tác dụng giải thử (cảm nắng), cảm cúm, hạ sốt, long đờm và giảm ho. Quả vị chua, tính bình, hơi ấm, có tác dụng giảm ho, long đờm, kích thích tiêu hóa và cầm nôn mửa.
Y học cổ truyền dùng nhiều bộ phận của quất hồng bì làm thuốc. Hạt và vỏ rễ cây vị đắng, cay, tính ấm, có tác dụng giảm đau và lợi tiêu hóa. Dân gian thường dùng nó trị đau dạ dày, đau thượng vị hoặc do co thắt ống tiêu hóa, phụ nữ sau đẻ. Lá quất hồng bì được dùng trong các chứng cảm mạo, sốt, hỗ trợ điều trị sốt rét, gội đầu để sạch gàu, trơn tóc. Quả dùng cho người tiêu hóa kém, buồn nôn, ho kéo dài (nếu ho cấp tính do nhiễm trùng, cần phối hợp kháng sinh; nếu ho do lao thì phải điều trị thuốc chuyên khoa).
Mùa này đang vào mùa quất hồng bì. Loại quả này nói chung mình không thích ăn vì cái vỏ của nó đắng, cay và vị chua chua đó. Những lần bị ho, thấy mẹ bảo cứ chịu khó ăn quả hồng bì, nhưng phải ăn cả vỏ thì mới tốt. Nhưng mà chả bao giờ mình ăn cả.
Đợt này thì cả nhà đang ốm, thi nhau ho như cuốc kêu, lại có người cho mấy cân quất hồng bì, để đó thì chả ai ăn, nên thử làm mứt để tận dụng vỏ quả mứt hồng bì đó cái.
Nguyên liệu
- 2kg quất hồng bì
- 1kg đường
- Rửa quất hồng bì dưới vòi nước, để ráo
- Dùng dao tách nửa quả quất hồng bì, lấy tay bóp nhẹ để đẩy hạt ra ngoài
- Sau khi tách bỏ hết hạt, rắc đường lên, để ướp qua đêm
- Cho vào nồi đun nhỏ lửa trong vòng khoảng 2 tiếng, tới khi thấy nước đường sánh lại, chuyển màu caramel là được. Lưu ý là nước đường không cạn được hết đâu, nếu đun cạn nó sẽ bị cháy và đắng đấy.
- Cho ra lọ, cất tủ lạnh dùng dần.
- Thành phẩm dai dai, có vị hơi đắng, chua chua và cay cay của vỏ hồng bì
Giờ thì măm cho đỡ ho thôi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét